Header Ads

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát

Tiền vệ Chanathip Songkrasin, người được gọi là "Messi Thái Lan", vừa chuyển sang thi đấu cho đội bóng mạnh nhất giải VĐQG Nhật Bản là Kawasaki Frontale với mức phí chuyển nhượng kỷ lục với một cầu thủ Đông Nam Á. Trên hành trình ấy, ngôi sao của ĐT Thái Lan đã phải hy sinh và đánh đổi nhiều thứ.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 1.

Chanathip Songkrasin vừa chính thức gia nhập Kawasaki Frontale với mức giá kỷ lục đành cho 1 cầu thủ Đông Nam Á.

Tiền vệ Chanathip đã tỏa sáng giúp ĐT Thái Lan vô địch AFF Cup 2020. Màn trình diễn xuất sắc của Chanathip ở bán kết và chung kết giải đấu đã khiến Kawasaki Frontale phải chi đậm để sở hữu cầu thủ này. Thành công của Chanathip đến từ kỹ năng chơi bóng tuyệt vời và ý chí kiên cường từ một cầu thủ nhỏ bé cao chưa được 1m58.

Cầu thủ nhí không có tuổi thơ

Chanathip Songkrasin sinh ra và lớn lên ở huyện Sampran, tỉnh Nakhon Pathom trong một gia đình kinh doanh tạp hóa nhỏ. Cha của Chanathip, ông Kongphop Songkrasin, là một cựu cầu thủ bóng đá ở địa phương. Biết con trai muốn trở thành cầu thủ, Kongphop đã giúp Chanathip tiến gần hơn với giấc mơ thi đấu chuyên nghiệp bằng những phương pháp tập luyện nghiêm khắc.

Mỗi buổi tối, cậu bé Chanathip đều phải luyện tập các kỹ năng đá bóng trên con phố nhỏ trước nhà, yêu cầu luyện tập ít nhất một tiếng mỗi ngày. Khi những người bạn đồng trang lứa chỉ lo ăn chơi, Chanathip vẫn tập luyện đêm ngày để có cảm giác bóng tốt nhất.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 2.

Thời thơ ấu, mẹ của Chanathip từng cầu xin ông Kongphop giảm cường độ huấn luyện vì muốn con trai phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Nhưng ông Kongphop tin rằng chỉ có luyện tập liên tục mới có thể giúp Chanathip xóa nhoà bất lợi về thể hình trong bóng đá.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 3.

Chanathip là cầu thủ thuận chân phải nhưng cha của anh cho rằng thuận hai chân sẽ tốt hơn. Sau khoảng thời gian khổ luyện, chân trái của Chanathip cũng nguy hiểm không kém. Trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2020, Chanathip tung cú sút bóng "sống" bằng chân trái đầy uy lực để mở tỷ số cho Thái Lan từ phút thứ 2. Ở tuổi 29, Chanathip vẫn duy trì sự dẻo dai và đó chính là thành quả của những năm tháng khổ luyện thời thơ ấu.

Bỏ nghề cảnh sát và ngành học yêu thích để theo đuổi ước mơ

Chanathip Songkrasin từng phục vụ trong ngành Cảnh sát trong thời gian thi đấu ở Thái Lan. Nếu chơi bóng ở Thai-League, Chanathip vẫn có thể vừa đá bóng vừa làm cảnh sát, nghề nghiệp mà anh yêu thích bên cạnh trái bóng tròn. Nhưng khi có thông tin Consadole Sapporo muốn chiêu mộ, trung sĩ Chanathip đã nghỉ việc ở sở cảnh sát để lên đường sang Nhật Bản thi đấu, dù cho thành công vẫn là một dấu hỏi lớn.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 4.

Hành trình theo đuổi giấc mơ trở thành cầu thủ vĩ đại cũng đã khiến Chanathip phải từ bỏ ngành khoa học chính trị ở đại học Thammasat để chuyển sang ngành giáo dục thể chất. Chanathip được tạo cơ chế đặc biệt để không phải đến trường hàng ngày mà sẽ học tập trung trong thời gian nghỉ ngơi. Sau 5 năm học với hình thức này, Chanathip đã có trong tay tấm bằng đại học để làm điểm tựa cho cuộc sống không bóng đá sau này.

Trước khi đá cho Consadole Sapporo, Chanathip là một trong những cầu thủ Thái Lan hưởng lương cao nhất. Tuy nhiên, anh đã quyết định sang Nhật Bản thi đấu với mức lương khoảng 200 nghìn baht/tháng.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 5.

Sau thời gian tỏa sáng, Chanathip hiện nhận mức lương 12 triệu baht cho một năm thi đấu, tương đương với 8 tỷ đồng. Anh cũng chính là cầu thủ hưởng lương cao nhất Sapporo.

Con số này chắc chắn sẽ tăng cao khi Chanathip chuyển đến chơi bóng cho Frontale. Chanathip là ví dụ cho việc thoát khỏi vùng an toàn để thử thách bản thân ở những môi trường bóng đá tốt hơn và nhận lại phần thưởng tương xứng.

Sức mạnh tinh thần đáng nể

Với chiều cao chỉ 1m58, Chanathip nhiều lần bị các đội bóng từ chối trên con đường theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng, sự phũ phàng đó đã trở thành động lực để Chanathip Songkrasin thúc đẩy bản thân tiến về phía trước. Anh tâm sự bản thân không có thời gian để hối tiếc vì phải luyện tập để cải thiện bản thân nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó, Chanathip luôn tự tin vào tài năng của mình và chuyện thành công chỉ là sớm hay muộn.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 6.

Chanathip nhận được vô số lời khen ngợi sau khi cùng Thái Lan lên ngôi vô địch ở AFF Cup 2014 và 2016. Tuy nhiên, ngôi sao sinh năm 1993 và các đồng đội cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích khi thi đấu không tốt.

Điểm mạnh của Chanathip là anh không bận tâm buồn bã vì những lời chỉ trích. Chanathip cố gắng tập luyện để đáp trả người hâm mộ trên sân. Ở AFF Cup 2020, Chanathip cũng bị chỉ trích vì màn trình diễn dưới sức ở vòng bảng. Nhưng, tiền vệ tấn công này đã tỏa sáng rực rỡ ở bán kết và chung kết để đưa Thái Lan lên ngôi vô địch lần thứ 6 trong lịch sử.

Bí mật về "Messi Thái Lan": Không có tuổi thơ, bị ép tập luyện và từng làm... cảnh sát - Ảnh 7.
Trong quá khứ, Chanathip bị gãy chân và phải điều trị kéo dài. Với thể trạng của cầu thủ Đông Nam Á, những chấn thương nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của họ. Bên cạnh đó, thời gian điều trị kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và phong độ. Chanathip đã chấn thương rất nhiều lần trong sự nghiệp nhưng đều trở lại mạnh mẽ với chế độ tập luyện hồi phục nghiêm ngặt. Cầu thủ này cũng thay đổi cách xử lý bóng để tránh bị đối phương phạm lỗi.

Ở Chanathip, tài năng và ý chí khổ luyện luôn song hành cùng anh trong hành trình bóng đá chuyên nghiệp. Câu chuyện của Chanathip chính là tấm gương cho các cầu thủ Đông Nam Á muốn vượt khỏi vùng an toàn để tỏa sáng ở nền bóng đá phát triển hơn.

No comments

Powered by Blogger.