Hợp đồng thương mại khiến Công Phượng phải đi phát tờ rơi ở Nhật Bản?
Khi Công Phượng đang thi đấu cho CLB Mito Hollyhock ở J-League 2, người ta đã bắt gặp hình ảnh cầu thủ HAGL đứng ở ga tàu điện nghập để phát tờ rơi vào ngày 30/6/2006. Hoạt đông này thực chất là để quảng bá cho trận đấu giữa CLB của anh và một đội bóng khác tại J2 League.
Công Phượng lần đầu đi phát tờ rơi nhưng rất tích cực, anh luôn tươi cười chào đón người qua được với vốn tiếng Nhật bập bẹ của mình. Ngoài Công Phượng, ngôi sao của đội bóng là Kazuhiro Sato cũng có mặt để quảng bá cho trận đấu. Chân sút người Nhật tỏ ra vô cùng hào hứng với việc nói chuyện cùng NHM. Anh tươi cười và sẵn sàng chụp ảnh cùng họ. Một số cầu thủ quan trọng khác như Tamukai, Yamamura, Hyodo cũng có mặt ở nhà ga ngày hôm ấy.
Hình ảnh Công Phượng đứng phát tờ rơi bấy lâu nay vẫn được lấy ra làm biểu tượng của một bản hợp đồng thươn mại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Phượng ngày đó cũng đem lại không ít lợi ích về mặt kinh tế cho Mito Hollyhock nói riêng và tỉnh Ibaraki nói chung.
Chuyện khai thác hình ảnh của các cầu thủ là điều quá bình thường. Mặc dù bầu Đức muốn Công Phượng toả sáng tại Nhật Bản thì điều ước ấy lại khó thành sự thật vì Công Phượng còn quá ít kinh nghiệm và chưa đủ trình thi đấu tại J2 League.
Việc phát tờ rơi là một hoạt động thường có ở Mito Hollyhock. Đó là một phần trong kế hoạch xây dựng hình ảnh và thu hút người hâm mộ vô cùng bài bản.
Kết quả là hội CĐV của đội bóng ngày cang đông hơn, lượng khán giả kỉ lục của đội bóng là trung bình 6087 khán giả/trận.
Mito Hollyhock cũng rất nhanh nhạy trong việc quảng bá thương hiệu đội bóng. Họ đã bán ra những chiếc khẩu trang in hình logo bán trên quầy hàng.
Không nhiều CLB sống bằng tiền của ông bầu, Mito Hollyhock phải tự thân vận động và ý thức được việc gắn bó với NHM, mở rộng cộng đồng fan trong nước cũng như quốc tế.
Đội bóng đang thi đấu ở J2 League cũng năng nổ thu hút nhà tài trợ từ thực phẩm, xe hơi đến đồ gia dụng, tất cả đều đem lại nền tảng tài chính vững chắc cho đội bóng.
Post a Comment